GIỚI THIỆU GIỜ THƯƠNG KHÓ

             Quả thực Thánh Giá là tình yêu vĩ đại của mỗi chúng ta, vì hễ ai không yêu mến Thánh Giá sẽ không mến THIÊN CHÚA thật sự. Thánh Giá hiện diện trên toàn bộ cuộc sống ta. Nhìn ở phía thế gian thì Thánh Giá là sự điên rồ. Nhìn từ phía THIÊN CHÚA thì đó là một hồng ân. Vì mang lại lợi ích cho ta thì nó thường là gánh nặng, thử thách, nhưng cũng là sự mặc khải của tình yêu Thiên Chúa. Thánh Giá trên cuộc đời Đức Maria và của tất cả các thánh. Thánh Giá hiện diện trong mọi nhà thờ, mọi tu viện, mọi nhà nguyện, mọi căn nhà của các tín hữu Kitô giáo. Thánh Giá cũng nằm trên toàn bộ năm phụng vụ; chúng ta có thể suy gẫm và sống lại Giờ Thương Khó Chúa PASSIO DOMINI trong suốt cả năm phụng vụ.

            Những đau khổ của Chúa chúng ta cũng giống như Thập Giá, hiệu nghiệm trên cuộc đời chúng ta và suốt năm phụng vụ. Tuy nhiên, chúng ta không nên xem việc suy gẫm về những đau khổ của Đức Kitô là đơn điệu và tẻ nhạt khi thời gian qua đi. Năm phụng vụ có ba giai đoạn chính: Mùa Vọng có sự thinh lặng, chiêm niệm, hân hoan chìm sâu hoàn toàn vào trong tương quan giữa con với cha và mẹ cùng sự hớn hở chờ mong.

Mùa Khổ Nạn và Phục Sinh có sự buồn sầu to lớn, được nhìn trong mối tương quan tội nhân với Đấng Cứu Tinh, Cứu Chuộc. Mùa Vinh Hiển trong ngày Lễ Thánh Thần hiện khi đón nhận sự sống được cứu rỗi và được sai đi đến thế gian nhờ quyền năng Thánh Thần, được nhìn trong mối tương quan Chúa và người tôi tá, vâng, của linh hồn được Chúa yêu thương và mời gọi cộng tác trong công trình cứu chuộc.

Do vậy cũng có thể hiểu rằng những lời cầu nguyện lớn lao và suy gẫm Cuộc Khổ Nạn, những mầu nhiệm thương của Chuỗi Mân Côi, Chặng đường Thánh Giá, sự tham gia và thông phần đau khổ của Giờ Thương Khó Chúa luôn được bao bọc trong toàn bộ màu sắc của các mùa phụng vụ.

Vào mùa Giáng Sinh và Mùa Vọng, Cuộc Khổ Nạn Chúa chủ yếu là để được sống lại và suy gẫm trong tinh thần; nó là tình yêu trao đi, một sức mạnh trao bạn dưới cái nhìn về Cuộc Khổ Nạn thật.

Trong Mùa Chay, nó là sự đồng hành với những đau khổ của Đức Kitô trong thực tế, một sự “Đi đến – Bước theo – Người!”. Tuy nhiên vào mùa Phục Sinh, chúng ta lại được hân hoan ngắm nhìn sự vĩ đại của những đau khổ này.

Vào Mùa khi Thánh Thần hiện xuống, việc suy gẫm về Cuộc Khổ Nạn Chúa giống như sự kín múc từ những hoa trái đã được nghiền ép thành rượu của Thiên Chúa, mà trong đó chúng ta đã giúp đặt hết trái nho này đến trái nho khác trong Mùa Vọng. Chính Chúa chúng ta Đức Giêsu đã nghiền những trái nho này trong Mùa Chay và từ chúng giờ đây sẽ tuôn chảy thứ rượu thiêng liêng có sức biến đổi lớn lao toàn thể thế giới.

(Bản dịch tiếng Đức được phê chuẩn bởi Cha Đại Diện Tòa Thánh,
Lm. Benoît Duroux O.P., ngày 9 tháng 10 năm 2004)

HƯỚNG DẪN CỬ HÀNH GIỜ THƯƠNG KHÓ

Ai yêu mến THIÊN CHÚA thì sống trong NGÀI, cho NGÀI và với NGÀI.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến THIÊN CHÚA chứ không chỉ đi thoáng qua cùng sự dè dặt, thì hàng tuần cùng với Ngài chúng ta sẽ năng tưởng nhớ đến Cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô.

Mỗi tối Thứ Năm, chúng ta cùng CHÚA bước vào Phòng Tiệc Ly.

Chúng ta không muốn để NGÀI một mình trong những giờ đen tối này.

Chúng ta cầu xin NGÀI cho chúng ta cùng mang với NGÀI điều mà hôm nay NGÀI muốn chịu khổ và đền tạ cho Giáo Hội trong ta và nhiều người.

Vì thế, trong tình yêu Ngài, sẽ có lần NGÀI cho ta thấy những tấn công của hỏa ngục, mở mắt cho ta thấy Giáo Hội đang bị đàn áp dữ dội và ngấm ngầm như thế nào. Vào dịp khác, chúng ta sẽ chịu nỗi đau khổ do sự phản bội CHÚA bởi các linh mục hoặc sự muộn phiền của kẻ đói rách, cái chết cô độc của người bị tổn thương.

Chúng ta nên đồng hành với CHÚA thật âm thầm và không cần sách cầu nguyện.

Chúng ta muốn đi vào và chia sẻ với Ngài sự bận tâm, nỗi lo lắng, sự thất vọng cay đắng và sự bỏ rơi của Ngài.

Vào giờ thứ ba trong vườn Ghết-sê-ma-nê, chúng ta có thể dâng những Giọt Máu từ sự Hấp Hối Chúa cho các linh mục, cho tất cả những ai đang vật lộn và những kẻ lạc xa đường, để sự hiểu biết về tình yêu thương của NGÀI có thể đến được với họ trước cái chết. Chúng ta cầu nguyện không ngừng: “Lạy Chúa, con cầu xin Ngài, nhân vì giờ thứ ba Cuộc Khổ Nạn Chúa trong Vườn Cây Dầu, một giọt máu cho …”

Nửa đêm là giờ mà Giuđa phản bội Chúa, THIÊN CHÚA của ông, nộp cho kẻ thù và do đó trở thành kẻ thù của THIÊN CHÚA.

Ngày nay Giuđa vẫn còn sống trong mọi con người tội lỗi. Chẳng phải ta đã không nhiều lần phản bội CHÚA không ít hơn ba mươi lạng bạc, vì tội hèn nhát, thoải mái, thú vui, lợi nhuận, không thành thật đó chăng?

Và rồi hậu quả của sự phản bội sẽ diễn ra theo chiều hướng của nó: những cuộc thẩm vấn, sự ép buộc hèn nhát từ chối THIÊN CHÚA, sự ô uế và chế giễu Đấng Cứu Chuộc, sự trao nộp Ngài cho đám côn đồ, bị lột trần, bị bao phủ bằng nỗi ô nhục và xấu hổ, sự khinh bỉ tàn bạo và việc đội mão gai.

Buổi sáng khi chúng ta cử hành Hy Tế Thánh lễ, chúng ta đang ở giữa CUỘC THƯƠNG KHÓ, nơi CHÚA bị chế giễu và khinh bỉ, bị khạc nhổ và đánh đập.

Vậy chúng ta không nên trò chuyện vui vẻ, hát to hoặc đầu hàng trước những khó chịu nhỏ nhỏ trong ngày. Hình ảnh Ngài không đồng hành với ta, khi NGÀI nhìn chúng ta bằng đôi mắt đẫm máu dưới mão gai ư?

Vì vậy, chúng ta trong Sứ Vụ Các Thánh Thiên Thần, trong việc cử hành CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA, sẽ sống ngày Thứ Sáu cách lặng lẽ, âm thầm hơn, với nhiều lần hồi tâm hơn. Chúng ta hãy nhìn lên Thánh giá thường xuyên và nói: “Lạy CHÚA, con ở cùng Ngài!” “Lạy CHÚA, con đang đồng hành với NGÀI!”

Bất cứ nơi nào có thể, chúng ta có thể đứng một giờ trước buổi trưa ở đâu đó trên con đường Thập Giá và chờ đợi Chúa. Chúng ta sẽ đồng hành với Ngài, cố gắng giúp Ngài đứng dậy trở lại, thờ lạy Ngài, khẩn cầu Ngài thương xót. Chẳng phải, tuần này qua tuần khác, Ngài đã đi trong chúng ta và với chúng ta cùng một Đàng Thánh Giá Cứu Chuộc sao? Bao nhiêu tội lỗi đang chất thành đống chỉ trong vòng một tuần ngay trong chính Hội Thánh Ngài! Chúng ta được gọi để đền tạ; đền tạ là đòi hỏi trọng tâm trong Sứ Vụ. Vì vậy, chúng ta cần hỗ trợ bởi tình yêu mình, dâng sự hy sinh và đền tạ của chúng ta. “Người này đứng thay cho người khác” – đây là “sự hoán cải thực sự để thế giới được cứu độ”.

Các Thánh Thiên Thần đếm mười hai chặng trong Giờ Khổ Nạn, từ chặng này đến chặng kia. Họ bắt đầu với ta trong Phòng Tiệc Ly và kết thúc với chúng ta theo lời Chúa trên Thánh Giá: “Mọi sự đã hoàn tất”. Đây là lý do tại sao 21 Giờ Thương Khó không hoàn toàn trùng khớp với 14 chặng Đàng Thánh Giá mà chúng ta quen đọc thông thường. Các chặng của các Thiên Thần được trải rộng xa hơn: Sau Phòng Tiệc Ly, chúng bao gồm Cơn Hấp Hối trong Vườn Dầu, sự phản bội, những cuộc thẩm vấn, đánh đòn và đội mão gai. Việc hạ xuống từ Thánh Giá và sự mai táng không phải là những đỉnh cao đối với họ. Hai chặng này thích hợp và quan trọng trên con đường Thánh Giá của Đức MARIA.

Bất cứ nơi nào có thể, chúng ta sẽ dành ra ba giờ để tôn thờ và suy gẫm thinh lặng cùng Đức Kitô trên Thánh Giá. Những lời nói và việc làm vĩ đại có tính cứu rỗi này được ẩn tàng trong những giờ này: Đức Giêsu ‘cầu bầu cho kẻ thù Ngài, lời hứa Đức Giêsu với Kẻ Trộm Lành, di chúc Đức Giêsu cho Đức MARIA và Gioan, cơn khát của Đức Giêsu cho ơn cứu rỗi các linh hồn – và sự bỏ rơi của THIÊN CHÚA có tính đền tạ của Ngài- sự bỏ rơi mà Ngài đã tự gánh lấy vì lợi ích chúng ta.

Chúng ta có thể đặt sự chuyển cầu của Đức Giêsu cho những kẻ thù khinh bỉ và giễu cợt Ngài ở Tay Trái Người; còn Tay Phải thì ta có thể đặt lời hứa dành cho kẻ trộm ăn năn và tất cả chúng ta. Với lòng tôn kính cao cả, chúng ta có thể đặt lời di chúc của Đức Kitô vào những thương tích thánh ở chân Ngài, vì nhờ lời chứng: “Nầy là con bà – Đây là Mẹ con!” Đức MARIA, Mẹ Giáo hội và tất cả các linh mục cho tới ngày nay khi về gặp CHA đều mang trên mình chính Đức Kitô.

Cơn khát của Đức Kitô đến từ Thánh Tâm Ngài và là di sản cho Sứ Vụ Các Thiên Thần. Tuy nhiên, việc đền tạ đối với sự bỏ rơi của THIÊN CHÚA đòi chúng ta phải đền ta thay cho các linh mục. Đôi mắt Chúa nhìn dưới mão gai đau đớn những kẻ được Ngài ghi dấu nhưng đi lạc đường. Đôi mắt ấy nhìn trông những ai từ chối Chúa và những kẻ thờ lạy cái tôi ích kỷ họ thay vị THIÊN CHÚA họ. Đức Chúa không muốn bất cứ ai bị hư mất. Ngài làm mọi sự đến tận cùng, đặt chính Ngài ở bên cạnh những người đã trở nên tăm tối, ở bến bờ xa xăm của sự bỏ rơi THIÊN CHÚA để tiếp cận với những người ở xa nhất và cung cấp cho họ qua nỗi thống khổ Ngài ánh sáng của sự hiểu biết.

Vì vậy, chúng ta muốn sống lại PASSIO DOMINI mỗi tuần. Trong Sứ Vụ, chúng ta có nhiều, nhiều Đàng Thánh Giá dành cho mọi bậc sống với mọi nhu cầu trên nhiều góc độ quan điểm. Chúng ta đừng bao giờ lơ là trong việc đồng hành với CHÚA trong những Giờ Thương Khó này. Giờ đây chúng ta đứng về phía NGÀI, một ngày nào đó NGÀI cũng sẽ gọi chúng ta đến với chính Ngài, khi hành trình thánh giá cuộc đời chúng ta được biến đổi để trở thành sự sống lại và hiệp nhất với THIÊN CHÚA.

(Bản tiếng Đức được sự chấp thuận của Cha Đại diện Tòa thánh,

Lm Benoît Duroux O.P., ngày 9 tháng 10 năm 2004)

Cầu Nguyện Đặc Biệt Cho Các Linh Mục

Đức Giê-su Kitô Chúa chúng ta, trong vườn cây dầu, với nỗi buồn sầu xao xuyến trước chén đắng mà Ngài phải uống để cứu độ chúng ta, đã được Chúa Cha sai vị Thiên Thần đến để tăng sức cho Ngài để vượt qua nỗi sợ hãi này (Lc 22:43).

Chính vì vậy mà mỗi thành viên trong linh đạo Sứ Vụ Các Thiên Thần luôn cậy dựa vào sự trợ giúp của các Thiên Thần để tiếp tục theo chân Đức Giê-su bằng việc cử hành Giờ Thương Khó nhằm xin ơn thánh hoá các linh hồn và nhất là cầu nguyện cách riêng cho các linh muc.

Thế nên, linh đạo Sứ Vụ Các Thiên Thần giúp các thành viên thực hành Giờ Thương Khó Chúa hằng tuần vào tối thứ năm và chiều thứ sáu. Trong thời gian này, các nam nữ tu sĩ Thánh Giá cùng với các tín hữu trong Hiệp Hội Anh Em Thánh Giá Thiên Thần họp nhau để cầu nguyện cùng với Đấng Cứu Thế trong mầu nhiện khổ nạn của Người. Đức Kitô chịu chết và sống lai là trung tâm niềm tin cho chúng ta, với niềm hy vọng vào Người, chúng ta cùng với các Thiên Thần hân hoan đón chờ ngày Chúa lại đến để dẫn đưa chúng ta về Nước Trời cùng các Thiên Thần các Thánh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa đến muôn đời.